mic
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả thực hiện phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Thái Bình năm 2016

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tác động tích cực tới các phong trào thi đua yêu nước ở từng đơn vị, địa phương trong tỉnh. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, hoạt động đoàn thể.

Câu lạc bộ văn nghệ Hội Phụ nữ xã Bình Định (Kiến Xương) luyện tập văn nghệ.

Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có tác động động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thiết chế văn hóa và chú trọng đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... Nhiều làng quê đã thực sự khởi sắc, tạo tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nếp sống văn hóa mới được triển khai rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhiều công trình ra đời từ sự đóng góp tiền của, công sức của nhân dân, góp phần làm cho bức tranh nông thôn ở các miền quê ngày càng khởi sắc.

Xác định gia đình là tế bào, là thiết chế xã hội bền vững để giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, toàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Năm 2016, toàn tỉnh có 473.291/575.081 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 93,7%. Hầu hết các gia đình đã đóng góp tích cực vào công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ, địa phương, từ đó gắn kết giữa giáo dục gia đình với giáo dục ở nhà trường, xã hội.

Phong trào xây dựng thôn, tổ dân phố văn hóa đã có những chuyển biến rõ rệt, thu hút được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Đến nay, toàn tỉnh có 1.285/2.076 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa (tỷ lệ 61,9%); 14/21 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (tỷ lệ 66,7%); 119/263 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, nhìn chung trên địa bàn tỉnh đều thực hiện cơ bản đúng quy định, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Các hoạt động lễ hội trong năm diễn ra an toàm, lành mạnh, tiết kiệm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 493 lễ hội và đã có 5 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội đền Trần, lễ hội đền Tiên La huyện Hưng Hà; Lễ hội Đền Đồng Bằng, đền A Sào huyện Quỳnh Phụ, lễ hội làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy); Lễ hội chùa Keo huyện Vũ Thư đang hoàn thiện hồ sơ đề  nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã có bước phát triển mới về chất lượng, tỷ lệ người tham gia luyện tập thể thao ở các xã phường, thị trấn tăng dần hàng năm đã trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mỗi cá nhân, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đời sống tinh thần của nhân dân. Hiện nay toàn tỉnh có 30,5% số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và 20,6% số gia đình thể thao.

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển sôi nổi rộng khắp từ thôn, xã, huyện đến tỉnh. Toàn tỉnh có trên 1.000 tổ, đội văn nghệ quần chúng. Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức gắn với các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ, ngày kỷ niệm. Nhiều đội văn nghệ, câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả như: câu lạc bộ hát chéo, câu lạc bộ nghệ thuật dân gian, đội văn nghệ thanh niên, đội nghệ thuật chèo truyền thống, câu lạc bộ ca nhạc… Các địa phương đã quan tâm, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn nghệ quần chúng góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra các hoạt động vui chơi văn hóa lành mạnh trong nhân dân.

Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực sự trở thành động lực thi đua của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên tất cả các lĩnh vực, Ban chỉ đạo phong trào từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của phong trào một cách cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị. Hầu hết các huyện, thành phố, thị xã đều củng cố ban chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng phong trào. Công tác triển khai thực hiện phong trào luôn có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ban, ngành, thành viên ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở.

Việc triển khai đồng bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là đã tạo được sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Kết quả đó không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn tạo sự “gắn kết” các gia đình, dòng họ, tôn giáo trong cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy người dân thi đua lao động, sản xuất và đó cũng là tiền đề vững chắc để các địa phương tiếp tục gặt hái những thành tựu mới tươi đẹp hơn trong thời gian tới.


Tác giả: Hà Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Vị trí địa lý

Diện tích: 1586.3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

Bình chọn
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 35