mic
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ hội Đền Ngọc Quế

Di tích Đền Ngọc Quế nằm gọn trong một khu đất phía bắc của thôn Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nằm sát chân đê sông Luộc, ngay cạnh khu vực quần cư của nhân dân. Đường trục chính của xã Quỳnh Hoa cắt ngang qua làng Ngọc Quế đến sát chân đền và đó cũng là đê sông Luộc. Từ di tích ra đến sông Luộc không xa khoảng chừng 500m. Di tích được xếp hạng lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990.


Đền Ngọc Quế xếp hạng lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 1214 ngày 30 tháng 10 năm 1990.

 Đường đến khu Đền Ngọc Quế thuận lợi cho cả đường bộ và đường thuỷ. Thôn Ngọc Quế ngày nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Theo dịch giả Dương Thị Tho thì Ngọc Quế xưa thuộc tổng Sơn Đồng, huyện Quỳnh Côi. Đền Ngọc Quế nơi thờ Đỗ Huyến người có công khai khẩu vùng đất này đầu công nguyên, được dân làng tôn thờ là thành hoàng.

Màn trống khai hội


Đỗ Huyến người có công dẹp giặc ngoại xâm thời Hùng Vương thứ 18, bảo vệ biên cương nước Văn Lang thời đó. Đỗ Huyến vốn quê ở Châu ái (Nghệ Tĩnh ngày nay). Sinh ra từ 1 gia đình quan lại, thủa nhỏ Huyến học tài, thi rộng văn võ song toàn, thi cử nhiều lần đỗ đạt được nhà Vua biết đến. Khi ấy là vua Hùng Vương thứ 18, đã vời vào cung nhà vua giúp nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương, dẹp giặc xong biên cương yên ổn đất nước thanh bình, nhân một chuyến đi qua vùng đất này (Sơn Nam đạo) Đỗ Huyến thấy thế đất “Long bình Hổ phục” liền về tâu Vua được đến khai dân lập ấp xây dựng điền doanh.

Sau này, Đỗ Huyến được Vua Hùng cho làm huyện trưởng huyện Quỳnh Côi rồi làm Sơn Nam đạo trưởng (tức khu vực Thái Bình, Hải Dương ngày nay). Để tưởng nhớ công ơn của ông sau này dân làng Ngọc Quế đã lập đền thờ Ông.
Đền Ngọc Quế còn là nơi thờ phụng tưởng niệm Vua trần Trần Thái Tông và Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã qua đây tuyển dụng binh sĩ, chuẩn bị quân lương cho 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.


Đền là một công trình văn hoá với kiến trúc đồ sộ nhưng gọn gàng với nghệ thuật trạm gỗ tinh xảo. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, hệ thống đồ tế khá phong phú có giá trị mỹ thuật cao như gốm sứ thời Lê, các ngai thờ nhang án, kiếm thờ bằng gỗ trạm trổ rất tinh vi. Ngôi đền nằm trên một ô đất độc lập, có mặt trước thoáng mát, xung quanh có cây cối xum xuê.  Đền gồm: Cung vào (Táo môn), lầu bà Quế, toà Bái đường, toà điện thờ và hậu cung, khu vực nhà khách.

Ngoài quy mô to lớn lộng lẫy của di tích. Đền Ngọc Quế còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, đồ tế khí rát phong phú có giá trị như: Đại tự sơn son thiếp vàng, hoành phi khảm trai, câu đối khảm trai vàng, kiếm thờ bằng gỗ thời Lê, bát hương gốm (thời Mạc) và đôi song bình thời Lê, tượng, hạc đồng, chuông đồng. Đặc biệt, còn lưu giữ được 1 cuốn thần tích có niên đại…


Di tích lịch sử đền Ngọc Quế được các cấp chính quyền địa phương xưa và nay đặc biệt quan tâm bảo vệ và gìn giữ. Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 8 năm âm lịch là mở hội đền để khách thập phương đến tế lễ cúng bái và chơi các trò chơi dân gian và cúng tiến.

Thông thường lễ hội Đền Ngọc Quế được tổ chức với thời gian 3 ngày, ngoài phần tế, lễ dâng hương, còn có các chương trình văn nghệ, thể thao tuyền thống như cờ tướng, kéo co nam nữ, thi đấu pháo đất, múa lân rước kiệu, múa dân gian… tạo không khí sôi nổi trong suốt thời gian lễ hội phục vụ quý khách thập phương và nhân dân. Việc tổ chức lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, đồng thời, giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau phải có nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng này.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Vị trí địa lý

Diện tích: 1586.3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

Bình chọn
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 19
Hôm qua : 3