mic
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 29/8/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình.

 

Mục tiêu chung của kế hoạch nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 – 2020; 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trong tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh; Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là đê điều, thủy lợi, khu neo đậu tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai; 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.

Kế hoạch đề ra các giải pháp thực hiện như sau:

Thể chế, chính sách: Ban hành chính sách cụ thể thúc đẩy xã hội hoá khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai, nhất là trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đầu tư xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công và bảo hiểm rủi ro thiên tai. Hoàn chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều các tuyến sông có đê tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Kiện toàn, nâng tầm hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ban Chi huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố; tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên Ban Chỉ huy thực hiện nhiệm vụ được phân công. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.

Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi, các công trình phòng, chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai các cấp. Đầu tư hiện đại hoá, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh xã hội hoá một số hoạt động khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

Đầu tư trang thiết bị phù hợp; đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và các cấp chính quyền đến được với người dân. Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù các địa phương.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho phòng, chống thiên tai; nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến Quỹ Phòng, chống thiên tai và bảo hiểm rủi ro thiên tai để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hoá, trực tuyến trong quan trắc, giám sát, quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu và vận hành ứng phó theo thời gian thực; ứng dụng vật liệu mới, giải pháp mới trong phòng, chống thiên tai.

Các giải pháp trọng tâm thực hiện cụ thể bao gồm: Đảm bảo an toàn đê điều, quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất bãi sông để bảo vệ không gian thoát lũ. Nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ -cho hệ thống đê sông xung yếu. Tập trung nâng cao năng lực ứng phó lũ lớn, bão mạnh và siêu bão; xử lý công trình hạ tầng (vật kiến trúc, đường giao thông) gây cản trở thoát lũ, tăng ngập lụt.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Vị trí địa lý

Diện tích: 1586.3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

Bình chọn
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 25