mic
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực vật

Thưc vật trên địa bàn tỉnh Thái Bình, có các kiểu thảm thực vật trong hệ sinh thái ven bờ như sau:
 

 

Thảm thực vật tự nhiên:
Rừng ngập mặn: Trong số 51 loài thực vật ngập mặn đặc trưng tại Việt Nam thì tỉnh Thái Bình có 6 loài đặc trưng được mô tả cụ thể như sau:
+ Cây trang:Là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 2-3m, có mật độ từ 4400-6500 cây/ha.
+ Cây sú: là loài cây thân gỗ, có chiều cao từ 2-2,5m.
+ Cây vẹt:
+ Cây bần chua
+ Cây tra
+ Cây ô rô
Tại vùng ven biển Thái Bình hiện nay có 11.750 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng nguyên sinh có hơn 500 ha, rừng bần và 3000 ha rừng sú, vẹt nguyên sinh, còn lại hơn 7000 ha là rừng trồng.
- Các quần xã thực vật tự nhiên:
+ Quần xã rau muống biển + cỏ chuông
+ Quần xã bần + ô rô+ vẹt
+ Quần xã trang + sú + vẹt
+ Quần xã sú + ô rô
+ Quần xã mắm + vẹt + sú
+ Quần xã cỏ ngập mặn thứ sinh
Ngoài các quần xã thực vật trên, dọc bờ biển Thái Bình còn gặp các quần xã dứa dại,+ sài hồ, chúng chiếm một diện tích rất nhỏ trên các đụn cát cố định gần các khu dân cư; Các quần xã cỏ may + cỏ gà tồn thành từng đám dày, thân bò rễ chìm, bám rộng vào bề mặt đất, khả năng tái sinh và xâm nhập mạnh, phân bố dọc theo các triền đê biển, được sử dụng làm bãi chăn thả tự nhiên cho gia súc.
Thảm thực vật cây trồng và quần xã thủy sinh
- Quần xã cây trồng trong khu dân cư: Bao gồm các loại cây lâu năm như: Bạch đàn, xà cừ, bưởi, cam, hồng xiêm..
- Quần xã cây công nghiệp lâu năm: Chủ yếu là các cây dâu tằm, đan lấy sợi, tinh đầu bạc hà, hương nhu, thanh hao hoa vàng..
- Quần xã lúa nước: Là đối tương canh tác chính của vùng.
- Quần xã cây rau màu: Tương đối phổ biến, bao gồm cây rau màu vụ đông như: Khoai lang. khoai tây, đỗ, đậu , cà chua...
- Quần xã cói trồng: Quần xã thuần loại, chủ yếu là giống cói trắng, dùng để dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ.
- Quần xã phi lao trồng:
- Quần xã rừng ngập mặn trồng: Quần xã đơn ưu. Loại cây trồng chính là cây trang, hay còn gọi là cây vẹt đìa.
- Đầm ao nuôi trồng thủy hải sản.
- Quần xã thủy sinh: Bao gồm diện tích ao, hồ, sông ngòi trong nội đồng có rong, tảo, bèo sen, bèo đồng, bèo cái, bèo tấm.
Các nhóm cây tại Thái Bình
Thái Bình không có đồi núi nên các nhóm cây tự nhiên rất nghèo nàn chủ yếu là cây trồng.
- Cây lương thực: Là nhóm cây chủ đạo tại Thái Bình: Gồm lúa nếp, lúa tẻ, ngô, khoai, vừng, lạc, kê...
- Rau quả
- Cây cho gỗ: Xoan, bạch đàn, xà cừ, mít...
- Tre trúc
- Mây
- Cây dược liệu: Cây hòe, thanh hao hoa vàng, thảo quyết minh, nấm linh chi, ích mẫu, ngưu tất, hoài sơn...
- Cây tinh dầu và cây dầu béo:
- Cây lấy tinh dầu: Bạc hà, hương nhu, lá lốt...
- Cây để lấy tinh dầu béo: Lạc, vừng...
- Cây cho chất nhuộm:
- Cây cho chất nhuộm màu thực vật: Quả gai, lá cau, lá tre....
- Cây cho chất nhuộm vải: Cây sồi, cây sú, cây vẹt
- Cây cảnh

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ hành chính

Vị trí địa lý

Diện tích: 1586.3 Km2

Dân số: 1.791.510 người

Bình chọn
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 27
Hôm qua : 3